Hôi miệng và cách chữa bằng bạch đậu khấu?
10 lợi ích sức khỏe của hạt Chia
"Cân đo" lợi ích của dầu cá và dầu hạt lanh với bệnh khô mắt
Khi TPCN Ginkgo biloba "tạo phản"
Những tác hại đáng sợ từ mướp đắng
Bạch đậu khấu là gì?
Bạch đậu khấu dạng quả nang khô, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, không đều, đường kính khoảng 4 - 5cm, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn có 3 rãnh dọc sâu, rõ ràng và nhiều vân rãnh cạn, một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ quả chất giòn thường nứt ra, lộ ra bên trong có hạt màu nâu tụ thành hình khối, trong có 3 buồng mỗi buồng 9 - 12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Vỏ quả bóc ra gọi là Đậu khấu xác (Vỏ đậu khấu), mùi thơm rất nhẹ.
Bạch đậu khấu thường được làm gia vị và thuốc
Bạch đậu khấu chứa hàm lượng mangan cao - một nguyên tố vi lượng cơ bản đối với sự sống, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như: Tác động đến hô hấp tế bào, phát triển xương, chuyển hóa glucid, hoạt động của não, hoạt động của các hormone giới tính... Nó cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo chuyển hóa, hấp thụ calci và điều tiết lượng đường trong máu.
Chỉ cần 1 thìa canh bạch đậu khấu sẽ cung cấp 80% nhu cầu mangan mỗi ngày (DV). Ngoài ra, các khoáng chất khác có trong bạch đậu khấu cũng rất phong phú và nhiều lợi ích cho cơ thể:
Hàm lượng dinh dưỡng của bạch đậu khấu
Tác dụng của bạch đậu khấu
Theo Đông y, bạch đậu khấu có vị cay, the, mùi thơm, tính nóng, quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị. Thành phần chính của hạt bạch đậu khấu là tinh dầu 3 - 4% gồm cineol, terpineol, terpinyl-acetat, borneol... Bạch đậu khấu là được coi là phương pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên cho bệnh ung thư, đái tháo đường và nhiều hơn thế nữa, bao gồm:
Trị hơi thở hôi, ngăn ngừa sâu răng: Gần đây, trong một nghiên cứu tiến hành bởi Bộ Vi sinh vật học tại Đại học Kurukshetra (Ấn Độ) thực hiện để tìm hiểu tác động kháng khuẩn của chiết xuất bạch đấu khấu về vi khuẩn trong miệng, nó đã được tìm thấy rằng các chất chiết xuất có hiệu quả chống lại vi khuẩn gây bệnh răng miệng như Streptococcus mutans và Candida albicans. Ngoài ra, cineole trong bạch đậu khấu là một chất khử trùng mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng.
Đơn giản, bạn chỉ cần nhai vài hạt bạch đậu khấu là có thể loại bỏ mọi mùi hôi từ miệng của bạn.
Ngăn ngừa ung thư: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược Thực phẩm năm 2012 cho biết, bột bạch đậu khấu có thể được sử dụng như thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa ung thư, ức chế, làm chậm hoặc đảo ngược quá trình hình thành ung thư da và ung thư ruột kết.
Tuy nhiên, những hiệu quả này mới chỉ thể hiện trên chuột, cần nhiều bằng chứng hơn để có thể áp dụng bạch đậu khấu lên người.
Hạ huyết áp an toàn: Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học trường Cao đẳng Y khoa Ấn Độ và công bố trên Tạp chí Hóa sinh & Lý sinh học Ấn Độ cho biết những người bị tăng huyết áp chỉ cần bổ sung 3gr bột bạch đậu khấu, chia thành 2 lần uống mỗi ngày trong 12 tuần có thể giúp hạ huyết áp tâm thu, tâm trương an toàn.
Đái tháo đường: Hàm lượng mangan cao trong bạch đậu giúp ích cho các bệnh nhân đái tháo đường. Bạn chỉ cần cho thêm bột bạch đậu khấu vào các bữa ăn mỗi ngày hoặc nhai sống vài hạt bạch đậu khấu.
Lưu ý: Hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gai y tế trước khi sử dụng.
Theo dõi trên Health+ để biết cách dùng bạch đậu khấu.
Bình luận của bạn